• Đèn Pháo Hoa - tản mạn về tết

    Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

    Theo quy luật tự nhiên, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa có những nét đặc trưng riêng nhưng có lẽ mùa xuân là mùa mang lại cho chúng ta và mọi sinh vật trên trái đất sức sống mãnh liệt nhất, là mùa cây trái đơm hoa khoe sắc, mùa khởi đầu cho một năm mới, một cái Tết an yên và sung túc, khởi đầu những nổ lực và phấn đấu đến những điều tốt đẹp cho cả năm.

    Người Việt Nam chúng ta quan niệm rằng Tết bắt đầu cho một năm mới, mọi thứ đều phải thật sớm và mới nên bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (là ngày Táo Quân - ngày cúng đưa Ông Táo về trời báo cáo với Ngọc Hoàng ở thiên đình về tất cả những việc trong năm của gia chủ), sau khi cúng đưa ông Táo về trời thì mỗi gia đình đều phải trang hoàng, quét dọn, mua sắm, sửa sang lại tất cả mọi vật dụng trong nhà, mua sắm trang phục mới cho tất cả những thành viên trong nhà.

    Đến ngày 27 hoặc 28 tháng Chạp người Việt có tục gói bánh Chưng, bánh Dầy (Miền Bắc) và bánh Tét (Miền Nam), kho một nồi thịt kho hột vịt hoặc thịt kho măng khô; dưa giá, dưa kiệu, dưa hành, dưa cải muối ăn kèm. 

    Chợ Tết có lẽ là phiên chợ nhộn nhịp nhất của năm, phiên chợ Tết bắt đầu từ 25 tháng Chạp được bày bán suốt ngày đêm và đa phần là các mặt hàng phục vụ tết như: các loại bánh mứt, hạt dưa, lá dong để gói bánh chưng, lá chuối để gói bánh tét, nếp, thịt heo, dưa kiệu, củ cải… cùng nhiều loại rau củ khác để làm kim chi, dưa muối; các loại hoa (nhiều nhất là hoa mai, hoa đào, huệ tây, lay ơn, cúc, vạn thọ…); dưa hấu, đu đủ, xoài, mãng cầu, dừa, thơm, quýt, sung… cùng rất nhiều các loại trái cây khác để chưng cúng trên bàn thờ ngày Tết. Trước đây, những người buôn bán sẽ nghỉ vào những ngày Tết vì vậy mà sức mua của mọi người tăng cao để sử dụng cho đến khi phiên chợ được họp lại, nhưng ngày nay do nhu cầu mưu sinh nên cũng có nhiều người vẫn bán suốt không nghỉ tết.

                                              
     

    Nhắc đến Tết thì không thể không nghĩ đến hoa bởi mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, trong rất nhiều loại hoa khoe sắc ngày tết thì có hai loại hoa mang đặc trưng riêng của mỗi miền mà nhà nào cũng chuẩn bị để trưng trong nhà ngày tết đó là hoa Đào ở miền Bắc (do quan niệm của người Trung Quốc, hoa Đào có quyền lực trừ ma và mọi việc xấu, màu đỏ chứa sinh khí mạnh nên màu hoa đào đỏ thắm tượng trưng cho sự may mắn) và hoa Mai ở miền Nam (không chỉ là quan niệm từ cái tên mà hoa Mai mang lại mà màu vàng còn tượng trưng cho sự cao sang, vinh hiển, là màu tượng trưng cho vua chúa thời phong kiến, tượng trưng cho sự thịnh vượng phát triển nòi giống).

    “Năm hết Tết đến” Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, dòng sông, bờ đê, bến nước… thế nên mới có câu :

    “Dù ai buôn bán nơi đâu.

    Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về”

    Không khí ngày trước Tết là rộn ràng, tất bật và vui nhất trong năm bởi nhà nhà đều bận rộn với việc “làm mới” từ việc dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế, tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người Việt Nam có tục kiêng quét nhà trong ngày tết vì cho rằng sẽ quét đi hết cả lộc trong năm của gia đình nên ngày cuối năm là phải cố gắng lau chùi, quét dọn cho tinh tươm.

    Ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu), mỗi gia đình dù giàu sang hay nghèo khó đều phải làm một nâm cơm và do người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ là người đại diện đứng ra cúng rước ông bà, tổ tiên hay những người thân đã qua đời về nhà ăn Tết cùng gia đình và một nâm cơm để cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. "Về quê ăn Tết" cũng là câu nói quen thuộc của những người bôn ba xa xứ, xa nhà vào mỗi dịp cuối năm, mỗi khi tết đến được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ bên gia đình.

    Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng. 

               Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, bởi ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.

    Thời khắc quan trọng nhất để bắt đầu một năm mới là lúc giao thừa (0 giờ 0 phút 0 giây ngày mồng một tháng giêng), đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vào thời khắc này mỗi nhà đều có mâm cỗ (có thể là mâm cỗ chay hoặc mặn tùy vào hoàn cảnh gia đình của từng nhà) cúng bàn thờ gia tiên và cúng ngoài trời để bỏ đi những điềm xấu của năm cũ và cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới.

    Ngày xưa, ngay thời khắc giao thừa và sáng mồng một tết nhà nhà đều đốt pháo dù ít hay nhiều dài hay ngắn để chào đón chúc mừng năm mới, nhưng kể từ sau Chỉ thị số 406/CT-TTg ngày 8 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo nhằm giảm đi tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của pháo thì Việt Nam đã không còn tục lệ này nữa, thời gian đầu cũng làm giảm đi ít nhiều không khí rộn rã ngày tết do sự giòn tan, rộn rã của tiếng pháo mang lại nhưng theo thời gian thì mọi người cũng quen dần và thay vào đó Nhà nước cho tổ chức đốt PHÁO HOA và tùy mỗi nơi sẽ có quy mô đốt Pháo Hoa lớn, nhỏ khác nhau. Ngoài ra, đêm giao thừa hoặc trong 3 ngày Tết.

    Công trình đường phố - trang trí đèn Pháo Hoa

     

    Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp mang đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là Tết cổ truyền  là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, vẫn là dịp để gia đình xum vầy đoàn viên, là dịp để mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn, dẹp bỏ những bộn bề, lo toan buồn phiền của năm cũ, dịp để mọi người thắt chặt tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình làng nghĩa xóm… khi dành thời gian đi thăm hỏi ngồi lại bên nhau hàn huyên ôn lại những gì đã qua và dự tính những việc sẽ làm trong năm mới, chúc nhau những câu chúc tốt lành, động viên chia sẻ an ủi với những điều không may đã qua và cùng nhau tin tưởng hướng về những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai, hướng đến một năm mới “An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý”./.

    Mình thật sự ấn tượng với các thông điệp mà nhãn hàng Neptune làm một seri videos quảng cáo về tết mỗi lần xem cảm xúc đong đầy không thể tả nỗi.

    “Không có niềm vui nào quý giá hơn khoảnh khách gia đình sum họp

    Không có tết nào vui bằng tết đoàn viên”

    Để làm phong phú thêm đồi sống văn hóa của tổ chức, công ty, cơ quan hay địa phương của bạn. VINA LiTe cung cấp các bộ đèn Pháo Hoa, Pháo Bông theo yêu cầu của các bạn nhé. 

    Vì Sự Thành Công Của Bạn!

    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0287 779 1919 - 0918 366 324 để đặt Pháo Bông, Pháo Hoa, hoặc trao đổi về thiết kế mà các bạn muốn nhé!

     

    Chúng tôi công ty chuyên thiết kế và sản xuất trụ đèn sắt mạ nhúng kẽm nóng, đèn pháo bông, pháo hoa, lan can cầu, bulong móng, đà chống, ván khuôn, hộ lan giao thông, cổng chào và giàn băng đường, cùng các sản phẩm kết cấu sát thép liên quan

    Ngày đăng: 26-10-2019 2,133 lượt xem
"