• Tìm Hiểu Về Thiết Kế Chiếu Sáng

    1.2. Lý thuyết cơ bản về ánh sáng Ánh sáng chỉ là một phần của rất nhiều loại sóng điện từ bay trong không gian. Những loại sóng này có cả tần suất và chiều dài, hai giá trị này giúp phân biệt ánh sáng với những dạng năng lượng khác trên quang phổ điện từ. Ánh sáng được phát ra từvật thể là do những hiện tượng sau:

    ƒ  Nóng sáng Các chất rắn và chất lỏng phát ra bức xạ có thể nhìn thấy được khi chúng được nung nóng đến nhiệt độ khoảng 1000K. Cường độ ánh sáng tăng lên và màu sắc bề ngoài trở nên sáng hơn khi nhiệt độ tăng. Phóng điện Khi một dòng điện chạy qua chất khí, các nguyên tử và phân tử phát ra bức xạ với quang phổ mang đặc tính của các nguyên tố có mặt. Phát quang điện: Ánh sáng được tạo ra khi dòng điện chạy qua những chất rắn nhất

    định như chất bán dẫn hoặc photpho.  Phát sáng quang điện: Thông thường chất rắn hấp thụbức xạtại một bước sóng và phát ra trở lại tại một bước sóng khác. Khi bức xạ được phát ra đó có thể nhìn thấy được, hiện tượng được gọi là sự phát lân quang hay sự phát huỳnh quang. Như có thể quan sát trên dải quang phổ điện từ ở Hình 1, ánh sáng nhìn thấy được thể hiện là một dải băng từtần hẹp nằm giữa ánh sáng của tia cực tím (UV) và năng lượng hồng ngoại (nhiệt). Những sóng ánh sáng này có khảnăng kích thích võng mạc của mắt, giúp tạo nên cảm giác vềthịgiác, gọi là khả năng nhìn. Vì vậy, để quan sát được cần có mắt hoạt động bình thường và ánh sáng nhìn thấy được.

    Tia cực tím

    Tia hồng ngoại

    chieu-sang

    1.3 Các khái niệm và thuật ngữ thường dùng

    Lumen: Đơn vịcủa quang thông; thông lượng được phát ra trong phạm vi một đơn vị góc chất rắn bởi một nguồn điểm với cường độ sáng đều nhau là một Candela. Một lux là một lumen trên mỗi mét vuông. Lumen (lm) là đương lượng trắc quang của Oát, được tăng lên đểp hù hợp với phản ứng mắt của “người quan sát chuẩn” 1 W = 683 lumen tại bước sóng 555 nm. Hiệu suất tải lắp đặt Đây là độ chiếu sáng duy trì trung bình được cung cấp trên một mặt  phẳng làm việc ngang trên mỗi Oát công suất với độchiếu sáng nội thất chung được thể

    hiện bằng lux/W/m².Hệ số hiệu suất tải lắp đặt: Đây là tỷ số của hiệu suất tải mục tiêu và tải lắp đặt. Nguồn phát sáng: Bộ đèn là một đơn vị phát sáng hoàn chỉnh, bao gồm một hoặc nhiều đèn cùng với các bộ phận được thiết kế để phân phối ánh sáng, định vị và bảo vệ đèn, và nối đèn với nguồn điện. Lux: Đây là đơn vị đo theo hệmét cho độchiếu sáng của một bềmặt. Độchiếu sáng duy trì trung bình là các mức lux trung bình đo được tại các điểm khác nhau của một khu vực xác định. Một lux bằng một lumen trên mỗi mét vuông. Độcao lắp đặt: Độ cao của đồ vật  hay đèn so với mặt phẳng làm việc. Hiệu suất phát sáng danh nghĩa: Tỷ số giữa công suất lumen danh nghĩa của đèn và tiêu thụ điện danh nghĩa, được thểhiện bằng lumen trên oát Chỉ số phòng : Đây là một hệ số thiết lập quan hệ giữa các kích thước dự kiến của cả căn phòng và độ cao giữa bề mặt làm việc và bềmặt của đồ đạc. Hiệu suất tải mục tiêu: Giá trị của hiệu suất tải lắp đặt được xem là có thể đạt được với hiệu suất cao nhất, được thể hiện bằng lux/W/m². Hệ số sử dụng (UF): Đây là tỷ lệ của quang thông do đèn phát ra tới mặt phẳng làm việc. Đây là đơn vị đo thể hiện tính hiệu quả của sự phối hợp chiếu sáng.

    Quang thông và cường độ sáng:

    Đơn vị quốc tế của cường độ sáng I là Candela (cd). Một lumen bằng quang thông chiếu sáng trên mỗi mét vuông (m2) của một hình cầu có bán kính một mét (1m) khi một nguồn ánh sáng đẳng hướng 1 Candela (nguồn phát ra bức xạ đều nhau tại mọi hướng) có vịtrí tại tâm của hình cầu. Do diện tích của hình cầu có bán kính r là 4πr

    2

    , một hình cầu có bán kính là 1m có diện tích là 4πm2

    nên tổng quang thông do nguồn 1 – cd phát ra là 4π1m. Vì

    vậy quang thông do một nguồn ánh sáng đẳng hướng có cường độI sẽ được tính theo công thức:

    Quang thông (lm) = 4π× cường độsáng(cd)

    Sự khác nhau giữa lux và lumen là lux phụ thuộc vào diện tích mà quang thông trải ra.

    1000 lumen, tập trung tại một diện tích một mét vuông, chiếu sáng diện tích đó với độ

    chiếu sáng là 1000 lux. Cũng 1000 lumen chiếu sáng trên diện tích mười mét vuông sẽ tạo ra độ chiếu sáng mờ hơn, chỉ có 100 lux.Định luật tỷ lệ nghịch với bình phương Định luật tỷ lệ nghịch với bình phương xác định quan hệ giữa cường độ sáng từ một điểm nguồn và khoảng cách. Định luật phát biểu rằng cường độánh sáng trên mỗi đơn vị diện tích tỷ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách tính từ nguồn (vềbản chất là bán kính). E = I / d2

    Trong đó E = độ chiếu sáng, I = cường độ sáng và d = khoảng cách

    Một cách viết khác đôi khi thuận tiện hơn của công thức này là:

    E1 d1² = E2 d2²

    Khoảng cách được đo từ điểm kiểm tra đến bề mặt phát sáng đầu tiên – dây tóc của bóng đèn trong, hoặc vỏ thủy tinh của bóng đèn mờ. Ví dụ:Nếu đo cường độ sáng của một bóng đèn tại khoảng cách 1,0 mét được 10,0 lm/m²

    thì mật độ thông lượng tại điểm chính giữa của khoảng cách đó sẽ là bao nhiêu?

    Lời giải: E1m  = (d2 / d1)² * E2

    = (1.0 / 0.5)² * 10.0

    = 40 lm/m²

    Nhiệt độmàu

    Nhiệt độmàu, được thể hiện theo thang tính Kelvin (K) là biểu hiện màu sắc của đèn và ánh sáng mà nó phát ra. Tưởng tượng một tảng sắt được nung đều cho đến khi nó rực lên ánh sáng da cam đầu tiên, và sau đó là vàng, và tiếp tục cho đến khi nó trở nên “nóng trắng” Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nung, chúng ta có thể đo được nhiệt độcủa kim loại theo độ Kelvin ( độC + 273) và gán giá trị đó với màu được tạo ra. Đây là nền tảng lý thuyết về nhiệt độ màu. Đối với đèn nóng sáng, nhiệt độ màu là giá trị“thực”; đối với đèn huỳnh quang và đèn có ống phóng điện cao áp (HID), giá trị này là tương đối và vì vậy được gọi là nhiệt độmàu tương quan. Trong công nghiệp, "nhiệt độmàu “ và “nhiệt độ màu tương quan” thường có thể được sử dụng hoán đổi cho nhau. Nhiệt độmàu của đèn làm cho đèn trởthành các nguồn sáng “ấm”, “trung tính” hoặc “mát”. Nói chung, nhiệt độ càng thấp thì nguồn càng ấm, và ngược lại.Độ hoàn màu Khảnăng hoàn màu bềmặt của nguồn ánh sáng có thể được đo một cách rất tiện lợi bằng chỉ số hoàn màu. Chỉsốnày dựa trên tính chính xác mà chiếc đèn được xem xét mô phỏng một tập hợp các màu kiểm tra so với chiếc đèn mẫu, kết quảcủa độ phù hợp hoàn hảo là

    100. Chỉ số CIE có một sốhạn chếnhưng vẫn là đơn vị đo đặc tính hoàn màu của nguồn

    ánh sáng được công nhận rộng rãi nhất....

    1. Các loại hệ thống chiếu sáng

    2. Đánh giá hệ thống chiếu sáng

    3. Giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả

    4. Bảng danh sách giải pháp

    5. Bảng tính - tài liệu tham khảo. 

    Tất cả tài liệu về bài viết được thể hiện bằng file pdf tại địa chỉ: http://goo.gl/yaJvKq bạn vào đây để down về nhé.

     

    Chúng tôi công ty chuyên thiết kế và sản xuất trụ đèn sắt mạ nhúng kẽm nóng, đèn pháo bông, pháo hoa, lan can cầu, bulong móng, đà chống, ván khuôn, hộ lan giao thông, cổng chào và giàn băng đường, cùng các sản phẩm kết cấu sát thép liên quan

    Ngày đăng: 31-05-2015 2,172 lượt xem
"